Sản phẩm nhựa là một trong những sản phẩm rất tiện lợi để sử dụng bên cạnh đó giá thành chi phí cũng thấp do vậy việc sản xuất các sản phẩm nhựa liên tục tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Á. Hằng năm, sự gia tăng sản xuất, buôn bán và sử dụng , nhu cầu của người sử dụng tăng dẫn tới gia tăng chất thải nhựa. Một trong những vấn đề chính ở đây là gia tăng chất thải nhựa trên biển. Tổng lượng chất thải nhựa mang ra đại dương thế giới cũng là do dòng chảy của các con sông, do thải trực tiếp từ các hoạt động trên bờ biển và trên biển. Số rác thải này không những “sinh sôi” thêm hàng năm mà còn tồn tại rất lâu. Ước tính, chúng mất hơn 400 năm để có thể phân hủy.
Rác thải nhựa không chỉ chiếm một phần môi trường sống của các sinh vật biển mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh gây tử vong cho các cá thể sống tại đây. Đặc biệt, nghiên cứu y khoa cho thấy, các loài cá ăn phải hạt nhựa trên biển sẽ mắc bệnh về gan và dẫn đến tử vong do cơ thể không có khả năng tiêu hóa hay lọc độc (hợp chất chống cháy, chất độc PCB…) từ các hạt này. Bởi vậy, rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng chính là “tử thần” của các sinh vật biển. Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể về tác động của rác thải nhựa lên sức khỏe con người nhưng chúng ta có thể đoán được phần nào hậu quả khi ăn phải thực phẩm biển đã bị nhiễm độc.
Ô nhiễm chất thải nhựa ở biển là một trong những đe dọa lớn nhất của đại dương thế giới, đã và đang phá hoại các hoạt động kinh tế, xã hội tại các vùng biển và vùng bờ biển, như du lịch, nghỉ dưỡng, nghề cá và giao thông, môi trường, đa dạng sinh học và nguồn lợi cá biển, sức khỏe và sự an toàn của con người v.v. Các dụng cụ đánh cá bị bỏ, thí dụ như lưới, có khả năng làm vướng và giết chết các động vật biển . Ngoài ra, rác thải nhựa ở biển có thể có tác động xấu tới du lịch, vận chuyển tàu thủy, hoạt động của thuyền, đánh cá và lấy nước. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh vật biển, sức khỏe của con người, sự gia tăng rác thải nhựa còn ảnh hưởng đến kinh tế các nước, tác động tiêu cực đến ngành du lịch cũng như khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản.
Hiện nay, hiểu biết về rác thải nhựa ở biển tại Việt Nam còn rất hạn chế. Vì giá thành rẻ và tiện dụng, các sản phẩm nhựa hiện nay được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, nhưng rác thải nhựa chưa được quản lý và tái sử dụng, tái chế phù hợp. Hiện nay, chưa có những quy định pháp luật cụ thể để quản lý việc sản xuất, buôn bán và sử dụng sản phẩm nhựa và quản lý rác thải nhựa. Dự báo rằng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nếu không hành động ngay và khẩn cấp, lượng rác thải nhựa bị thải ra biển của Việt Nam sẽ gia tăng mạnh mẽ, và sẽ có tác hại rất lớn không chỉ tới tới môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học và phát triển kinh tế biển mà còn có tác hại tới vùng biển các nước khác trong khu vực.
Bình luận trên Facebook